Truy tố vì hoạt động trên mạng Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam

Nhiều người đã bị truy tố với tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam" do các hoạt động của họ qua Internet. Theo tổ chức Phóng viên không biên giới, vào thời điểm năm 2011 Việt Nam giam giữ 17 công dân mạng, con số lớn thứ nhì trên thế giới, trong đó có những nhân vật bất đồng chính kiến như Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, Lê Thăng Long, và blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải).[2]

Blogger Điếu Cày, người đã từng kêu gọi tẩy chay chặn đường đuốc của Thế Vận hội Bắc Kinh đi qua Thành phố Hồ Chí Minh, bị bắt vào tháng 4 năm 2008 vì tội "gian lận thuế" rồi bị kết án 2 năm rưỡi tù. Sau đó, ông bị truy tố vì tội "tuyên truyền chống nhà nước" và tiếp tục bị giam giữ tuy chưa có án.[2] Nguyễn Tiến Trung, một nhà hoạt động dân chủ, bị bắt vào ngày 7 tháng 7 năm 2009 cũng vì điều 88 bộ luật hình sự và bị phạt tù 7 năm.[2] Vi Đức Hồi, một cựu đảng viên cộng sản và thành viên của Khối 8406, cũng bị phạt 8 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia cũng vì điều 88. Ông đã từng kêu gọi cải cách dân chủ và đã đăng trên mạng về nhiều chủ đề nhạy cảm như vụ chiếm đoạt tài sản, tham nhũngđa nguyên.[2]

Tháng 9 năm 2010, một giảng viên hợp đồng cho Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh tên Phạm Minh Hoàng (mang hai quốc tịch Pháp và Việt Nam) bị bắt vì các hoạt động cho tổ chức Việt Tân - một tổ chức được cho là phản động, bao gồm việc ông đã phát tán 29 bài viết có nội dung "xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước" trên Internet.[36]

Trong tháng 7-8 năm 2011, một số blogger và nhà hoạt động liên quan đến hệ thống Công giáo Việt Nam bị bắt. Blogger Paulus Lê Sơn bị bắt vì muốn tường trình về phiên tòa của luật sư Cù Huy Hà Vũ, một người cũng bị truy tố vì những bài viết của mình trên mạng.[37]

Tháng 10 năm 2011, một giáo viên trung học phổ thông tên Đinh Đăng Định bị bắt về hoạt động "tuyên truyền chống Nhà nước" vì đã phát tán trên các trang mạng những nội dung như: phản đối dự án khai thác boxit ở Nhân Cơ, đòi đa nguyên đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng công an, quân đội và đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp, phủ nhận vai trò lịch sử của Đảng... Sau khi ông bị khởi tố vào cuối tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức về trường hợp này, trong đó "kêu gọi Việt Nam tôn trọng quyền tự do ngôn luận cho tất cả người Việt, kể cả quyền được bày tỏ ý kiến chính trị và quyền được chỉ trích các chính sách của chính quyền."[38] Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và một số trang mạng ở nước ngoài cũng lên tiếng về vấn đề này. Báo Quân đội Nhân dân đánh giá việc lên tiếng này là "sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nước khác".[39]

Ngay cả những nhà văn có tiếng trong nước khi viết trên blog cũng bị truy tố như trường hợp Nguyễn Quang Lập với blog Quê Choa bị công an bắt tại nhà riêng ngày 6 Tháng 12, 2014 theo điều 258 Bộ luật Hình sự vì tội xuyên tạc "chống nhà nước".[40]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kiểm duyệt Internet ở Việt Nam http://www.alexa.com/topsites/countries/VN http://googleonlinesecurity.blogspot.com/2010/03/c... http://www.globalpost.com/dispatch/vietnam/100928/... http://www.google.com/trends/?q=sex&ctab=0&geo=all... http://blogs.mcafee.com/corporate/cto/vietnamese-s... http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/vi... http://www.thongtincongnghe.com/article/31972 http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/arr... http://cyber.law.harvard.edu/newsroom/opennet_viet... http://vi.rfi.fr/20150312-rsf-vn//